MARKETING CÓ DÀNH CHO NGƯỜI HƯỚNG NỘI?

Chúng ta đều được truyền tai rằng Marketing phù hợp với những người có cá tính, độc lập, sáng tạo và sôi nổi. Điều này đã “vô tình hay cố ý” đi vào tiềm thức, khiến tất cả đều cho rằng Marketing chỉ dành cho người hướng ngoại. Tuy nhiên, sự thật không hẳn như vậy.

Trong bài viết này, Stradex Việt Nam sẽ giới thiệu đến bạn những công việc Marketing đặc biệt phù hợp với người hướng nội.

Content Editor (Biên tập viên nội dung)

Nếu bạn là một người hướng nội, biên tập nội dung dường như là một công việc hấp dẫn. Bạn sẽ có nhiều thời gian và cơ hội để đọc, viết, chỉnh sửa và biên soạn nội dung chuẩn bị cho bước ra mắt thành phẩm. Bên cạnh đó, biên tập viên cũng cần đến kỹ năng tổ chức, sắp xếp, kỹ tính và chi tiết. Đồng thời, nắm bắt thị hiếu của độc giả cũng là một phần quan trọng của công việc này.

Nội dung bao gồm nhiều hình thức. Bạn vẫn có thể viết lách, biên kịch, soạn nội dung cho cả bài báo, hình ảnh; hay thậm chí là video clip. Biên tập rất đa dạng, không nhàm chán như bạn nghĩ!

Graphic Designer (Nhân viên thiết kế đồ họa)

Bạn yêu thích màu sắc và những tác phẩm nghệ thuật? Ở vị trí thiết kế đồ họa, bạn vẫn có thể làm việc độc lập và chủ động trên chiếc máy tính của mình:.thỏa sức chọn màu sắc, sắp xếp bố cục, chèn text, …

Mặc dù vẫn cần tương tác, trao đổi với khách hàng hoặc với bộ phận khác,.nhìn chung bạn vẫn có thời gian một mình để hoàn thành công việc tốt nhất.

SEO Executive (Chuyên viên phân tích SEO)

Bạn vừa giỏi ngôn ngữ, vừa giỏi phân tích? Bạn có thể trở thành chuyên viên phân tích từ khóa SEO!

Content Marketing đang ngày càng phát triển,.phân tích SEO trở thành công việc được quan tâm. Vị trí này thường làm việc độc lập, thu thập kiến thức từ việc cập nhật và theo dõi xu hướng trực tuyến; đồng thời tìm kiếm những từ khóa phổ biến phù hợp với mục tiêu kinh doanh.

Stradex luôn tạo điều kiện cho nhân viên được phát huy khả năng; cùng nhau xây dựng một môi trường làm việc thoải mái, năng động; bảo đảm hiệu suất công việc tốt nhất.

TIN TUYỂN DỤNG sẽ luôn được cập nhật tại website nàyFacebook chính thức của Stradex, các bạn đừng quên theo dõi để tìm được vị trí phù hợp cho mình!

BÍ QUYẾT ĐỂ TỰ TIN HƠN KHI PHỎNG VẤN

Ở thời điểm trước khi phỏng vấn, hầu hết các ứng viên đều hồi hộp lo sợ. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ thành công của buổi phỏng vấn. Stradex sẽ bật mí các bí quyết (điều kiện cần) để bạn tự tin hơn, ghi điểm cao trong mắt nhà tuyển dụng.

Bí quyết đầu tiên: giữ sức khỏe

Hãy ăn uống điều độ và ngủ đủ giấc mỗi ngày, đặc biệt là trước thời điểm đi phỏng vấn. Năng lượng tích cực từ việc giữ sức khỏe sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn, nắm bắt thời cơ và trả lời phỏng vấn linh hoạt hơn thường ngày.

Luyện tập hít thở sâu

Một mẫu số chung của những người thành công là thoải mái và tự tin. Nhưng làm thế nào để có được điều đó? Hãy luyện tập hít thở sâu.

Hít thở sâu không chỉ giúp bạn bơm được khí Oxy vào cơ thể, mà nó còn giúp điều hòa nhịp tim. Hồi hộp và lo lắng sẽ khiến tim bạn đập “loạn xạ”; điều này chính là nguyên nhân khiến bạn khó giữ bình tĩnh, dễ mệt mỏi, căng thẳng.

Hãy nghĩ rằng mình sẽ thành công

Không nên suy nghĩ về những kịch bản xấu nhất về việc mình sẽ thế nào nếu không được nhận. Những suy nghĩ này sẽ khiến chúng ta mang cảm giác tiêu cực khi bước vào phòng phỏng vấn.
Thay vào đó, hãy nghĩ rằng mình sẽ thành công, hãy nghĩ về những kịch bản tích cực của cuộc phỏng vấn xin việc. Lưu giữ lại những suy nghĩ và cảm giác tích cực đó sẽ giúp chúng ta tự tin.
Xem thêm các bài viết tại Stradex Việt Nam.

MÔ HÌNH PHỄU AIDA & CONTENT MARKETING

Điều đầu tiên, mô hình phễu AIDA là gì? Và AIDA có ảnh hưởng như thế nào đến content cũng như chiến lược Marketing?

Khái niệm

AIDA bao gồm những ký tự viết tắt của:

    • A — Awareness/Attention (nhận thức/chú ý)
    • I — Interest (quan tâm)
    • D — Desire (mong muốn)
    • A — Action (hành động)

Mô hình AIDA được sử dụng rộng rãi trong tiếp thị và quảng cáo. Mục đích là để mô tả quá trình bắt đầu từ thời điểm người dùng nhận thức được sản phẩm/thương hiệu trước khi sử dùng thử sản phẩm/đưa ra quyết định mua hàng.

Vai trò của mô hình phễu AIDA đối với Content Marketing

Hiểu được mục đích và vai trò của mô hình phễu, người làm nội dung có thể linh hoạt trong việc sử dụng ngôn từ để tối ưu hóa khả năng truyền đạt đến khách hàng.

Cụ thể?

Tiêu đề có thể được xem như là yếu tố quyết định 80% khả năng thành công của nội dung. Vì thế, hãy cẩn thận trong việc sử dụng ngôn từ phù hợp, chính xác và nêu bật thông điệp mà bạn muốn truyền tải.  Bên cạnh đó, xác định đối tượng (tệp khách hàng) cũng sẽ giúp bạn tiếp cận được khách hàng tiềm năng đúng chất và đạt hiệu quả cao.

A và I trong social marketing

Đối với nội dung fanpage, người dùng sẽ đọc cả 3 dòng đầu chứ không chỉ tiêu đề. 3 dòng đầu được coi là yếu tố I – Intereset trong AIDA, khi khách hàng đã bị thu hút bởi yếu tố A – attention (tiêu đề, hình ảnh). Tiếp theo đó, tầm mắt của họ sẽ xem tiếp 3 dòng đầu tiên của bài viết. Nếu chúng ta có thể tạo ra sự hứng thú của họ ngay trong 3 dòng đầu, tỉ lệ xem tiếp bài viết là rất cao.

Content Marketing đạt hiệu quả cao hơn nếu được xây dựng nội dung đúng hướng, đủ ý và chuẩn xác. Tiêu đề và bài viết sử dụng từ ngữ tích cực; nhiều ẩn ý; có tính thu hút cao sẽ giúp bạn truyền tải thông tin thành công.

Đọc thêm các bài viết khác tại Stradex Việt Nam Blog!

Ngành Nhân Sự: Dễ Hay Khó?

Ngành nhân sự được ví như hậu cần. Họ sẽ thực hiện tất cả những công việc để nhân viên có thể hoàn thành tốt công việc của họ;  bao gồm: lập kế hoạch, tuyển dụng, tiếp nhận và quản lý nhân sự,…

Ngành Nhân Sự: Dễ Hay Khó?

Nhân viên nhân sự có vai trò chiến lược trong quá trình tuyển dụng; phát triển nhân tài; và xây dựng cơ chế đánh giá cho toàn bộ doanh nghiệp.

Ngành Nhân sự và những yêu cầu thiết yếu

  • Đọc vị người đối diện

Đây là một kỹ năng không thể bỏ qua của người làm nghề nhân sự. Đặc thù của ngành liên quan đến tuyển dụng; vì vậy nắm bắt đúng tâm lý người khác sẽ giúp bạn đánh giá chính xác tiềm năng của họ. 

  • Có khả năng tổ chức, kỷ luật

Khả năng tổ chức, kỷ luật bao gồm cả kỹ năng quản lý thời gian, khả năng hoàn thành hiệu suất công việc được bổ nhiệm. Bên cạnh những cam kết về deadlines, người làm nhân sự cần linh động sắp xếp thứ tự ưu tiên của những vấn đề cần giải quyết. 

  • Đạo đức, công bằng

Người làm nhân sự thông thường sẽ đảm nhiệm và nắm rõ quyền lợi cá nhân trong tập thể. Vì thế, đạo đức và công bằng là đức tính gần như “bắt buộc”. Bên cạnh đó, công tư phân minh cũng sẽ giúp bạn nhìn nhận khách quan trong việc chọn lọc nhân tài và phân bổ vị trí chức vụ hợp lý.

  • Giao tiếp tốt, biết lắng nghe

Biết giao tiếp sẽ bao gồm cả hai hình thức là lời nói và văn bản. Người làm nhân sự cần biết lắng nghe, đàm phán; đồng thời giải quyết xung đột giữa những người lao động với nhau, giữa lãnh đạo với nhân viên,… để tìm ra phương hướng giải quyết hiệu quả nhất.

  • Có kỹ năng xử lý tình huống

Kỹ năng xử lý và giải quyết vấn đề nhanh nhẹn, linh hoạt sẽ đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong công ty. Điều này không chỉ giúp bạn hoàn thành tốt công việc; mà còn giúp tất cả nhân viên làm việc hiệu quả, cùng nhau phát triển doanh nghiệp.

  • Khả năng lãnh đạo tốt

Nhân sự có khả năng lãnh đạo tốt sẽ có thể đưa nhân viên vào một khuôn khổ, tạo văn hoá doanh nghiệp. Tính thẳng thắn, quyết đoán, thân thiện chính là những đức tính nổi bật của một người làm nhân sự giỏi. Điều này sẽ giúp họ bảo đảm mọi việc trong công ty được vận hành trôi chảy và nhẹ nhàng nhất có thể.

Trở về trang chủ:  STradex Viet Nam

Triết Lý Kinh Doanh

Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường có mức tăng trưởng cao nhất trên Thế Giới không chỉ về mặt Kinh tế – Xã hội mà còn về mảng Công nghệ, nhất là Công nghệ 4.0. Hiện nay, Việt Nam đang nằm trong top 4 “Con rồng công nghệ” của châu Á, đứng sau Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản. Với lợi thế đó, Stradex Việt Nam tin rằng công nghệ thông minh sẽ là cái quyết định sự phát triển toàn diện của xã hội và là xu thế chúng ta sẽ hướng tới. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bộ máy vận hành nhất là với những công việc có tính chất đậm truyền thống như Quản lí nhân sự và Truyền thông lại chưa được thực hiện đúng với mức phát triển theo tiêu chuẩn. Nắm bắt nhu cầu đó, Stradex Việt Nam đã được thành lập với mục tiêu sử dụng công nghệ tiên tiến đưa ra các giải pháp, sự tư vấn tối ưu và hiệu quả nhất cho bài toán nhân sự và quảng bá thông tin này.

Giải Pháp Thương Hiệu

Thương hiệu là một tập hợp những cảm nhận của khách hàng về một công ty, một sản phẩm hay dịch vu với đầy đủ các khía cạnh: mô tả nhận diện (brand identities), giá trị (brand values), thuộc tính (brand attributes), cá tính (brand personality). thương hiệu ràng buộc với người tiêu dùng qua mối quan hệ thương hiệu-người tiêu dùng (brand-consumers relationship).

Mỗi thương hiệu thành lập đều có chung định hướng là muốn định vị thương hiệu mình trong mắt người tiêu dùng và gây ấn tượng với tệp khách hàng tiềm năng của mình từ đó tạo nên mối quan hệ giữa nhãn hàng và người mua cũng như hình thành ý niệm mua hàng của người tiêu dùng. Và để làm được điều đó các nhãn hàng đều cần xây dựng cho mình một “Chiến lược xây dựng thương hiệu” thông qua 8 bước cơ bản sau:

. Bước 1: Xây dựng sứ mệnh, tầm nhìn doanh nghiệp  
. Bước 2: Xác định tệp khách hàng
. Bước 3: Xác định vị thế cạnh tranh của nhãn hàng trên thị trường
. Bước 4: Xác định xu hướng và cơ hội trên thị trường
. Bước 5: Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu
. Bước 6: Xây dựng định vị thương hiệu
. Bước 7: Xây dựng nhận diện thương hiệu
. Bước 8: Quản trị thương hiệu

Các thương hiệu tốt nhất nên gắn bó với chiến lược của họ trong suốt thời gian quảng cáo cho một nhóm sản phẩm/ dịch vụ cụ thể và thay đổi các định hướng trong bản chiến lược khi nhóm sản phẩm/ dịch vụ quảng bá có sự thay đổi. Và tất nhiên, những chiến lược cũng nên linh hoạt thay đổi khi những yếu tố ngoại quan có sự biến đổi (thị trường, nhu cầu người tiêu dùng, nhóm khách hàng, đối thủ,..)

Chiến Lược Trong Marketing

Chiến lược marketing được hiểu là một chiến lược tiếp thị một cách tổng thể giúp cho các công ty, doanh nghiệp nhanh chóng và dễ dàng hơn trong việc tiếp cận khách hàng mục tiêu. Đồng thời chuyển đổi họ từ khách hàng mục tiêu thành khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình.

Một chiến lược marketing của doanh nghiệp thường bao gồm:

  • Tuyên bố giá trị doanh nghiệp
  • Thông điệp chính mà doanh nghiệp muốn truyền tải
  • Các thông tin liên quan đến khách hàng mục tiêu
  • Các phương pháp thực hiện

Chiến lược marketing được chia ra làm 2 loại chính bao gồm: Chiến lược được thiết kế theo các yếu tố trong marketing mix & Theo các phương án lựa chọn thị trường mục tiêu.

Theo các yếu tố trong marketing mix:

  • Chiến lược sản phẩm
  • Chiến lược giá
  • Chiến lược phân phối
  • Chiến lược truyền thông (và có thể được mở rộng lên 7Ps)

Theo các phương án lựa chọn thị trường mục tiêu:

  • Chiến lược marketing không phân biệt: Doanh nghiệp coi toàn bộ người tiêu dùng trên thị trường là thị trường mục tiêu. Không chú ý đến phân đoạn thị trường
  • Chiến lược marketing phân biệt: Doanh nghiệp lựa chọn một vài phân đoạn là thị trường mục tiêu. Có phân đoạn thị trường và phân tích tiềm lực đối thủ.
  • Chiến lược marketing tập trung: Doanh nghiệp chỉ chọn một phân đoạn tốt nhất làm thị trường mục tiêu

Tuy nhiên, không có một quy định kinh tế nào bắt buộc Marketing Planner phải nhất thiết chọn một trong  hai chiến lược marketing trên để áp dụng cho một ngành hàng nhất định nào cả. Tùy thuộc vào đối tượng mục tiêu và định hướng bản kế hoạch mà Marketing Planner sẽ xác định chiến lược marketing nào là phù hợp nhất thời điểm bấy giờ. Vì cả hai chiến lược trên đều có thể mở rộng và thay đổi các chi tiết cụ thể bên trong để đưa ra chiến lược tốt nhất cho việc quảng bá sản phẩm/ dịch vụ của công ty.

Marketing Là Gì?

Marketing chính là tiếp thị, nhận dạng thương hiêu, giúp kết nối nhãn hàng đến đúng với đối tượng khách tiềm năng. Hoạt động Marketing thường rất sôi nội gồm nhiều hình thức sáng tạo khác nhau nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng đến thương hiệu và duy trì mối quan hệ với họ.
Trong thế giới hiện đại ngày nay, mỗi ngày con người chúng ta phải tiếp cận với hơn 10,000 thông điệp quảng cáo khác nhau, vì thế việc ngày càng có nhiều hình thức quảng cáo mới ra đời là hết sức thiết yếu. Stradex Việt Nam đã tổng hợp tất các những loại hình Marketing thường gặp và áp dụng trong xu hướng kinh tế ngày nay như sau:

  1. SEM – Search Engine Marketing
    Là sự tổng hợp của nhiều phương pháp marketing giúp cho website luôn đứng ở vị trí cao trong kết quả tìm kiếm trên internet.
  2. SMO: Social Media Optimazation
    Đây là loai hình marketing thông qua việc tối ưu hóa website bằng cách liên kết với các social media khác nhau.
  3. VSM: Video Search Marketing
    Là hình thức quảng cáo thông qua các video ngắn được đưa lên website để khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm được. Youtube đang là dịch vụ đứng đầu lĩnh vực này.
  4. Email Marketing
    Là một hình thức mà người marketing sử dụng email để gửi cho khách hàng một email giới thiệu sản phẩm và thúc đẩy khách hàng đi đến quyết định thực hiện việc mua sản phẩm.
  5. SMS Marketing
    Sms Marketing dùng chủ yếu dùng để chăm sóc khách hàng, quảng bá thương hiệu, các chương trình khuyến mại.
  6. Online Viral marketing: Marketing lan truyền trực tuyến
    Là chiến thuật khuyến khích một cá nhân lan truyền một nội dung tiếp thị, quảng cáo đến những người khác thông qua internet, tạo sự lan truyền và ảnh hưởng đến rộng khắp.
  7. Buzz Marketing (marketing tin đồn)
    Là một trong những hình thức viral marketing. Buzz có nhiệm vụ dùng những tin đồn để tác động đến đối tượng mà doanh nghiệp hướng đến.
  8. Social Media Marketing: quảng cáo trên mạng xã hội
    Sự phát triển của hàng loạt các trang mạng xã hội như: facebook, twitter, instagram,… những marketer có thêm lựa chọn để tiếp cận cộng đồng.
  9. Marketing du kích
    Guerrilla marketing là hình thức tiếp thị sáng tạo, độc đáo nhưng với chi phí thấp. nhằm thu hút số đông khách hàng, làm họ hài lòng, và tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp.
  10. Online PR
    Người làm PR sẽ sử dụng tất cả các hình thức truyền thông để xây dựng và duy trì danh tiếng của công ty và truyền đạt những thông điệp chính để xác định đối tượng mục tiêu và thiết lập, duy trì thiện trí giữa tổ chức và công chúng.
  11. Content marketing
    Content marketing chính là việc tạo ra các nội dung liên quan, hấp dẫn, thú vị và có giá trị để tiếp cận người dùng.
  12. Relationship marketing
    Relationship marketing tập trung vào việc tận dụng tối đa các khách hàng bạn đã có và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với họ thông qua các chương trình tri ân khách hàng.
  13. Marketing truyền miệng
    Đây là hình thức giao tiếp cơ bản giữa người với người thông qua trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua điện thoại, email. Blog, mạng xã hội,… Từ đó, các thông điệp được truyền tai nhau một cách nhanh chóng.
  14. Re-Marketing
    Được sử dụng trong các chiến dịch Email marketing với mục đích gọi nhớ, nhắc lại thương hiệu hoặc sản phẩm đối với người đã tiếp xúc với thương hiệu trước đó.
  15. Marketing quốc tế
    Marketing quốc tế (global marketing) có thể hiểu đơn giản là sự áp dụng các nguyên tắc và lý thuyết của marketing cơ bản trong điều kiện liên quan đến môi trường quốc tế.
  16. Referal marketing
    Tiếp thị giới thiệu là một quá trình để khuyến khích giới thiệu bằng truyền miệng. Điều này có thể thực hiện bằng cách khuyến khích và khen thưởng cho khách hàng.
  17. Marketing truyền thống
    Những hoạt động mà marketing truyền thống bao gồm: quảng cáo, quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện, khuyến mãi, nghiên cứu thị trường.