Tuyển dụng tháng 11

I, Vị trí công việc: Chuyên gia

  • Chức danh công việc: Chuyên gia kinh doanh
  • Số lượng (người): 01

II, Mô tả công việc

+ Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty hàng năm/quý/tháng và tổ chức thực hiện, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp thực tế, phân tích số liệu kết hợp nghiên cứu xu hướng thị trường để cố vấn, tham mưu với Ban Tổng giám đốc công ty.

+ Nghiên cứu, phân tích các đối thủ cạnh tranh, tình hình thị trường, sản phẩm nhằm đề xuất chính sách giá, xây dựng chiến lược kinh doanh để thúc đẩy hoạt động kinh doanh công ty.

+ Quản lý, tổ chức hoặt động của Phòng Kinh doanh nhằm hoàn thánh các chỉ tiêu Công ty giao và thực hiện tốt các nội quy, quy định của Công ty.

+ Tổ chức huấn luyện, đào tạo phát triển, đánh giá chất lượng nhân sự Khối Kinh doanh theo định kỳ để xây dựng đội ngũ nhân sự kinh doanh đảm bảo số lượng, chất lượng phục vụ hoạt động kinh doanh chung của Công ty.

+ Thực hiện các công việc khác theo sự chỉ đạo của Ban Tổng Giám đốc Công ty và giải quyết công việc phát sinh theo thẩm quyền.

III, Yêu cầu công việc

1, Trình độ học vấn:

– Tốt nghiệp Đaị học trở lên, ngành quản trị kinh doanh, kinh tế

2, Kinh nghiệm:

  • Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí Chuyên gia Kinh doanh tại các công ty/tập đoàn nước ngoài….
  • Thành thạo tiếng Anh, Trung

3, Ưu tiên:

  • Người có kỹ năng quản trị và phong cách làm việc chuyên nghiệp
  • Người có kỹ năng giao tiếp, giỏi thuyết trình, đàm phán
  • Có kỹ năng tư duy và lập kế hoạch chiến lược
  • Có kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo
  1. Hồ sơ bao gồm:
    – Sơ yếu lý lịch (và quá trình làm việc)
    – Các văn bằng liên quan

IV, Địa điểm làm việc

  • Địa điểm làm việc: Tầng 46, Bitexco Financial Tower, 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

V, Các phúc lợi dành cho bạn

  • Lương: Cao theo mức chuyên gia, thoả thuận theo năng lực.
  • Lương tháng 13 và chính sách theo luật nhà nước Việt Nam quy định

Mọi thắc mắc về vị trí công việc vui lòng liên hệ số 028.22212551 (Phòng nhân sự) để được hỗ trợ.

 

7P TRONG MARKETING MIX LÀ GÌ? (P1)

Trước khi đi vào các yếu tố của 7P trong Marketing và thậm chí là để tránh việc nhầm lẫn giữa 4P, 4C và 7P trong marketing mix, bạn nên chú ý vào hình ảnh bên dưới:

Mô hình marketing 7P Mix
Mô hình marketing 7P Mix

Trong kinh doanh, nếu bạn không biết rõ thị trường mục tiêu của mình và tìm ra chính xác những gì mà khách hàng muốn thì doanh nghiệp của bạn chắc chắn sẽ thất bại.

Ngược lại, bạn sẽ thu được rất nhiều lợi nhuận khi nắm rõ các khái niệm trên. Và hơn nữa, bạn sẽ biết cách làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận và làm cho doanh nghiệp phát triển một cách bền vững.

Đối với rất nhiều người làm marketing, đặc biệt là những marketers đầy tham vọng đều cho rằng 7P là kiến thức cơ bản, và chẳng thèm tìm hiểu sâu hơn về nó.Vậy bạn có thật sự hiểu 7P trong marketing mix là gì không? Hãy cùng Stradex Việt Nam tìm hiểu thêm.

Marketing-Mix là gì?

Đưa đúng sản phẩm hoặc kết hợp chúng ở đúng nơi, đúng thời điểm với đúng mức giá.

Phần khó là làm thế nào để bạn có thể làm tốt cả 4 điều này!

Trước tiên bạn cần biết mọi khía cạnh về kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Marketing Mix chủ yếu liên quan đến 4P, 7P, và giả thuyết 4Cs được phát triển vào những năm 1990.

7P là mô hình marketing mix gồm 7 yếu tố sau đây:
• Product (Sản phẩm)
• Price (Giá cả)
• Place (Địa điểm)
• Promotion (Quảng bá)
• People (con người)
• Process (Quy trình)
• Physical Evidence (cơ sở hạ tầng, vật chất hỗ trợ marketing).

Chuyên gia marketing E. Jerome McCarthy đã tạo ra Mô hình 4P vào những năm 1960. Thuật ngữ này sau đó đã được mở rộng thành marketing 7P và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Nhiều trường học kinh tế đã dạy khái niệm này trong các lớp marketing cơ bản.

7p marketing
Mô hình 7P trong Marketing Mix
ĐỌC THÊM BÀI VIẾT TẠI BLOG STRADEX VIỆT NAM

Triết Lý Kinh Doanh

Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường có mức tăng trưởng cao nhất trên Thế Giới không chỉ về mặt Kinh tế – Xã hội mà còn về mảng Công nghệ, nhất là Công nghệ 4.0. Hiện nay, Việt Nam đang nằm trong top 4 “Con rồng công nghệ” của châu Á, đứng sau Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản. Với lợi thế đó, Stradex Việt Nam tin rằng công nghệ thông minh sẽ là cái quyết định sự phát triển toàn diện của xã hội và là xu thế chúng ta sẽ hướng tới. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bộ máy vận hành nhất là với những công việc có tính chất đậm truyền thống như Quản lí nhân sự và Truyền thông lại chưa được thực hiện đúng với mức phát triển theo tiêu chuẩn. Nắm bắt nhu cầu đó, Stradex Việt Nam đã được thành lập với mục tiêu sử dụng công nghệ tiên tiến đưa ra các giải pháp, sự tư vấn tối ưu và hiệu quả nhất cho bài toán nhân sự và quảng bá thông tin này.

Giải Pháp Thương Hiệu

Thương hiệu là một tập hợp những cảm nhận của khách hàng về một công ty, một sản phẩm hay dịch vu với đầy đủ các khía cạnh: mô tả nhận diện (brand identities), giá trị (brand values), thuộc tính (brand attributes), cá tính (brand personality). thương hiệu ràng buộc với người tiêu dùng qua mối quan hệ thương hiệu-người tiêu dùng (brand-consumers relationship).

Mỗi thương hiệu thành lập đều có chung định hướng là muốn định vị thương hiệu mình trong mắt người tiêu dùng và gây ấn tượng với tệp khách hàng tiềm năng của mình từ đó tạo nên mối quan hệ giữa nhãn hàng và người mua cũng như hình thành ý niệm mua hàng của người tiêu dùng. Và để làm được điều đó các nhãn hàng đều cần xây dựng cho mình một “Chiến lược xây dựng thương hiệu” thông qua 8 bước cơ bản sau:

. Bước 1: Xây dựng sứ mệnh, tầm nhìn doanh nghiệp  
. Bước 2: Xác định tệp khách hàng
. Bước 3: Xác định vị thế cạnh tranh của nhãn hàng trên thị trường
. Bước 4: Xác định xu hướng và cơ hội trên thị trường
. Bước 5: Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu
. Bước 6: Xây dựng định vị thương hiệu
. Bước 7: Xây dựng nhận diện thương hiệu
. Bước 8: Quản trị thương hiệu

Các thương hiệu tốt nhất nên gắn bó với chiến lược của họ trong suốt thời gian quảng cáo cho một nhóm sản phẩm/ dịch vụ cụ thể và thay đổi các định hướng trong bản chiến lược khi nhóm sản phẩm/ dịch vụ quảng bá có sự thay đổi. Và tất nhiên, những chiến lược cũng nên linh hoạt thay đổi khi những yếu tố ngoại quan có sự biến đổi (thị trường, nhu cầu người tiêu dùng, nhóm khách hàng, đối thủ,..)

Chiến Lược Trong Marketing

Chiến lược marketing được hiểu là một chiến lược tiếp thị một cách tổng thể giúp cho các công ty, doanh nghiệp nhanh chóng và dễ dàng hơn trong việc tiếp cận khách hàng mục tiêu. Đồng thời chuyển đổi họ từ khách hàng mục tiêu thành khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình.

Một chiến lược marketing của doanh nghiệp thường bao gồm:

  • Tuyên bố giá trị doanh nghiệp
  • Thông điệp chính mà doanh nghiệp muốn truyền tải
  • Các thông tin liên quan đến khách hàng mục tiêu
  • Các phương pháp thực hiện

Chiến lược marketing được chia ra làm 2 loại chính bao gồm: Chiến lược được thiết kế theo các yếu tố trong marketing mix & Theo các phương án lựa chọn thị trường mục tiêu.

Theo các yếu tố trong marketing mix:

  • Chiến lược sản phẩm
  • Chiến lược giá
  • Chiến lược phân phối
  • Chiến lược truyền thông (và có thể được mở rộng lên 7Ps)

Theo các phương án lựa chọn thị trường mục tiêu:

  • Chiến lược marketing không phân biệt: Doanh nghiệp coi toàn bộ người tiêu dùng trên thị trường là thị trường mục tiêu. Không chú ý đến phân đoạn thị trường
  • Chiến lược marketing phân biệt: Doanh nghiệp lựa chọn một vài phân đoạn là thị trường mục tiêu. Có phân đoạn thị trường và phân tích tiềm lực đối thủ.
  • Chiến lược marketing tập trung: Doanh nghiệp chỉ chọn một phân đoạn tốt nhất làm thị trường mục tiêu

Tuy nhiên, không có một quy định kinh tế nào bắt buộc Marketing Planner phải nhất thiết chọn một trong  hai chiến lược marketing trên để áp dụng cho một ngành hàng nhất định nào cả. Tùy thuộc vào đối tượng mục tiêu và định hướng bản kế hoạch mà Marketing Planner sẽ xác định chiến lược marketing nào là phù hợp nhất thời điểm bấy giờ. Vì cả hai chiến lược trên đều có thể mở rộng và thay đổi các chi tiết cụ thể bên trong để đưa ra chiến lược tốt nhất cho việc quảng bá sản phẩm/ dịch vụ của công ty.

Marketing Là Gì?

Marketing chính là tiếp thị, nhận dạng thương hiêu, giúp kết nối nhãn hàng đến đúng với đối tượng khách tiềm năng. Hoạt động Marketing thường rất sôi nội gồm nhiều hình thức sáng tạo khác nhau nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng đến thương hiệu và duy trì mối quan hệ với họ.
Trong thế giới hiện đại ngày nay, mỗi ngày con người chúng ta phải tiếp cận với hơn 10,000 thông điệp quảng cáo khác nhau, vì thế việc ngày càng có nhiều hình thức quảng cáo mới ra đời là hết sức thiết yếu. Stradex Việt Nam đã tổng hợp tất các những loại hình Marketing thường gặp và áp dụng trong xu hướng kinh tế ngày nay như sau:

  1. SEM – Search Engine Marketing
    Là sự tổng hợp của nhiều phương pháp marketing giúp cho website luôn đứng ở vị trí cao trong kết quả tìm kiếm trên internet.
  2. SMO: Social Media Optimazation
    Đây là loai hình marketing thông qua việc tối ưu hóa website bằng cách liên kết với các social media khác nhau.
  3. VSM: Video Search Marketing
    Là hình thức quảng cáo thông qua các video ngắn được đưa lên website để khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm được. Youtube đang là dịch vụ đứng đầu lĩnh vực này.
  4. Email Marketing
    Là một hình thức mà người marketing sử dụng email để gửi cho khách hàng một email giới thiệu sản phẩm và thúc đẩy khách hàng đi đến quyết định thực hiện việc mua sản phẩm.
  5. SMS Marketing
    Sms Marketing dùng chủ yếu dùng để chăm sóc khách hàng, quảng bá thương hiệu, các chương trình khuyến mại.
  6. Online Viral marketing: Marketing lan truyền trực tuyến
    Là chiến thuật khuyến khích một cá nhân lan truyền một nội dung tiếp thị, quảng cáo đến những người khác thông qua internet, tạo sự lan truyền và ảnh hưởng đến rộng khắp.
  7. Buzz Marketing (marketing tin đồn)
    Là một trong những hình thức viral marketing. Buzz có nhiệm vụ dùng những tin đồn để tác động đến đối tượng mà doanh nghiệp hướng đến.
  8. Social Media Marketing: quảng cáo trên mạng xã hội
    Sự phát triển của hàng loạt các trang mạng xã hội như: facebook, twitter, instagram,… những marketer có thêm lựa chọn để tiếp cận cộng đồng.
  9. Marketing du kích
    Guerrilla marketing là hình thức tiếp thị sáng tạo, độc đáo nhưng với chi phí thấp. nhằm thu hút số đông khách hàng, làm họ hài lòng, và tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp.
  10. Online PR
    Người làm PR sẽ sử dụng tất cả các hình thức truyền thông để xây dựng và duy trì danh tiếng của công ty và truyền đạt những thông điệp chính để xác định đối tượng mục tiêu và thiết lập, duy trì thiện trí giữa tổ chức và công chúng.
  11. Content marketing
    Content marketing chính là việc tạo ra các nội dung liên quan, hấp dẫn, thú vị và có giá trị để tiếp cận người dùng.
  12. Relationship marketing
    Relationship marketing tập trung vào việc tận dụng tối đa các khách hàng bạn đã có và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với họ thông qua các chương trình tri ân khách hàng.
  13. Marketing truyền miệng
    Đây là hình thức giao tiếp cơ bản giữa người với người thông qua trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua điện thoại, email. Blog, mạng xã hội,… Từ đó, các thông điệp được truyền tai nhau một cách nhanh chóng.
  14. Re-Marketing
    Được sử dụng trong các chiến dịch Email marketing với mục đích gọi nhớ, nhắc lại thương hiệu hoặc sản phẩm đối với người đã tiếp xúc với thương hiệu trước đó.
  15. Marketing quốc tế
    Marketing quốc tế (global marketing) có thể hiểu đơn giản là sự áp dụng các nguyên tắc và lý thuyết của marketing cơ bản trong điều kiện liên quan đến môi trường quốc tế.
  16. Referal marketing
    Tiếp thị giới thiệu là một quá trình để khuyến khích giới thiệu bằng truyền miệng. Điều này có thể thực hiện bằng cách khuyến khích và khen thưởng cho khách hàng.
  17. Marketing truyền thống
    Những hoạt động mà marketing truyền thống bao gồm: quảng cáo, quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện, khuyến mãi, nghiên cứu thị trường.